Căn cứ Công văn số 3871/UBND-KGVX ngày 29/8/2024 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Căn cứ thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông;
Văn bản số 716/PGDĐT-THCS ngày 22/8/2024 của phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2024-2025;
Văn bản số 109/KH-THCSNN ngày 07/09/2024 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2024-2025;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường,Tổ tâm lý tư vấn xây dựng kế hoạch Tư vấn tâm lý học đường với chủ đề: Tuyên truyền phòng chống ăn lá ngón cho học sinh.
Sáng ngày 06/05/2025, Trường THCS Nậm Nèn, Mường Chà, tổ chức tư vấn tâm lý học đường với chủ đề: Tuyên truyền phòng chống ăn lá ngón cho học sinh.
Đến dự với buổi tuyên truyền có sự hiện diện của Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô giáo và toàn bộ học sinh Trường THCS Nậm Nèn.
Qua buổi tuyên truyền học sinh đã nắm và hiểu được:
1 .Lá ngón là gì?
Lá ngón hay còn được gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, đoạn trường thảo, hoàng đằng, câu vẫn,… Đây là loại cây khá phổ biến ở vùng núi nước ta, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.
2. Tác hại của lá ngón:
Trong lá ngón chứa chất kịch độc có khả năng gây chết người ngay lập tức Thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón dao động khoảng từ 1 – 7 tiếng. Triệu chứng ngộ độc lá ngón là khát nước, sốt, đau, rát họng, đau bụng, nôn mửa, hoa mắt, răng cắn chặt, sùi bọt mép, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, cuối cùng chết do ngừng hô hấp.
3. Nguyên nhân học sinh ăn lá ngón:
- nguyên nhân của nhiều vụ việc lại hết sức đơn giản, như bị bố mẹ mắng,
-Cấm cản yêu đương, không cho tiền mua xe.
- Thiếu hiểu biết, tò mò, bị xúi giục.
- Ức chế tâm lý, mâu thuẫn gia đình, thầy cô, bạn bè.
- Trầm cảm, cảm giác bị bỏ rơi, cô đơn.
- Quan niệm sai lầm về cái chết như một sự giải thoát. Vì vậy, khi gặp khó khăn, trở ngại, bế tắc, một số người đã tìm đến lá ngón...
4. Hậu quả:
- Tử vong nhanh chóng, khó cứu chữa.
- Để lại hậu quả nặng nề cho gia đình, nhà trường, cộng đồng.
- Tạo tâm lý hoang mang, lo lắng cho học sinh khác.
5. Cách phòng chống:
- Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường.
- Tăng cường giáo dục giá trị sống, lối sống tích cực.
- Phát hiện và hỗ trợ học sinh có dấu hiệu bất thường.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện cây lá ngón trong khu vực gần trường để xử lý.
Cách giải độc lá ngón
Trong trường hợp ăn phải lá ngón và phát hiện sớm, bạn có thể giúp nạn nhân thải độc ra khỏi cơ thể bằng cách làm cho nạn nhân nôn mửa, tiến hành rửa dạ dày, tiêm truyền huyết thanh mặn ngọt, giữ ấm cơ thể và điều trị triệu chứng như huyết áp, cho thở oxy hoặc làm hô hấp nhân tạo.
Truyền thông nâng cao nhận thức
Đừng thử lá ngón dù chỉ 1 lần. Cùng chung tay tuyên truyền phòng chống ăn lá ngón cho học sinh THCS Nậm Nèn.
Chúc các bạn học sinh trường THCS Nậm Nèn sẽ luôn cố gắng, tự tin và đạt được nhiều thành công trong học tập và trong cuộc sống!
Dưới đây là một số hình ảnh của tổ tâm lý tư vấn xây dựng kế hoạch Tư vấn tâm lý học đường.


